Bộ trưởng Công Thương: Cần tối thiểu 4.100 tỷ/năm để dự trữ xăng dầu

 Đảm bảo nguồn cung


Phát biểu tại Phiên giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, năm 2022 là năm đặc biệt khó khăn đối với thị trường xăng dầu trên phạm vi toàn cầu bởi tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp và khó lường, đặc biệt, cuộc xung đột Nga - Ucraina kéo dài cùng với các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã gây đứt gãy, khan hiếm về nguồn cung xăng dầu (cả thành phẩm và dầu thô) trên thị trường thế giới.

"Tỷ giá đồng đô la và lãi suất tín dụng liên tục tăng cao, cùng với sự cố của thị trường trái phiếu doanh nghiệp; sự khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngoại tệ do các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không đáp ứng được điều kiện cho vay và bảo lãnh của ngân hàng... đã ảnh hưởng đến tiến độ và tổng mức nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối", Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết.

Bên cạnh đó, sản xuất xăng dầu trong nước còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc gián đoạn nguồn cung của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở thời điểm đầu năm và cuối năm 2022... gây khó khăn về nguồn cung trong nước ở một số thời điểm nhất định.

Tuy nhiên, theo người đứng đầu Bộ Công Thương, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự chỉ đạo, điều hành đồng bộ, sát sao của Bộ Công Thương; sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương và nhất là sự nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nên về cơ bản việc cung ứng xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước luôn được bảo đảm.

Tổng nguồn cung xăng dầu cung cấp cho thị trường trong năm 2022 đạt 25,58 triệu m3/tấn, vượt 7,3% so với tổng nguồn phân giao, trong đó nhập khẩu xăng dầu là 8,87 triệu m3/tấn, tăng 27% so với năm trước (chiếm 34% tổng nguồn cung); sản xuất xăng dầu trong nước đạt 15,69 triệu m3/tấn, tăng 13,7% (chiếm 61,3% tổng nguồn cung).

Năm 2023, trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường có tính đến yếu tố kinh tế trong nước phục hồi, tăng trưởng cao hơn năm trước, Bộ Công Thương đã thực hiện phân giao tổng nguồn xăng dầu cho các doanh nghiệp ở mức 27,34 triệu m3/tấn, tăng 15% so với số phân giao của năm trước nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong mọi tình huống.

Tìm hiểu thêm về sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam thông qua các bài viết sau đây:

Vị thế là gì?
Sản phẩm phái sinh là gì?
Hợp đồng tương lai dầu thô

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA VMEX

Đầu tư hàng hóa
 thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam ( MXV )

Kênh đầu tư chính thống, an toàn, lợi nhuận cao cho phép liên thông với các Sàn giao dịch hàng hoá quốc tế, giao dịch thông qua phần mềm CQG

Comments

Popular posts from this blog

Đánh giá nhanh thị trường toàn cầu: Châu Á, ngày 12/04/2023

Argentina đang phải đối mặt với hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ

Vụ bê bối của Qatar khiến châu Âu đau đầu về khí đốt