Giá dầu giảm sau hai phiên tăng liên tiếp khi rủi ro vĩ mô lấn át các lo ngại về nguồn cung

 Kết thúc phiên 27/02, giá dầu thô WTI giảm 0.84% về 75.68 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 0.92% về 82.06 USD/thùng.


Sức ép bán xuất hiện trên thị trường từ đầu phiên, và áp đảo ngay cả khi đồng USD đã suy yếu. Chỉ số Dollar Index hạ nhiệt về mức 104.67 điểm. Động lực tăng của thị trường dầu không còn đủ mạnh mẽ để hỗ trợ cho giá, vì thế trong giai đoạn này, thị trường dầu phản ứng mạnh hơn với những tin tức tiêu cực.

Các số liệu kinh tế được công bố của Mỹ trong hôm qua đều tích cực, với doanh số nhà chờ bán tăng mạnh 8.1%, và số đơn đặt hàng hóa lâu bền lõi (trừ lĩnh vực vận tải) đã tăng trở lại. Điều này khiến các nhà đầu tư sẽ lo ngại một đợt tăng lãi suất mạnh tay khác tới từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Công cụ theo dõi lãi suất của CME cho thấy hiện có 23.8% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp vào tháng 3. Dù khả năng xảy ra kịch bản này thấp hơn rất nhiều so với xác suất 76.7% của kịch bản tăng 25 điểm cơ bản, nhưng vẫn đủ khiến cho các nhà đầu tư lo ngại về việc lãi suất cao sẽ khiến cho nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, kéo theo sự suy yếu của nhu cầu tiêu thụ dầu.

Đây cũng là yếu tố chính khiến giá dầu giảm trong phiên hôm qua, bất chấp những lo ngại về nguồn cung sau khi Nga ngừng vận chuyển dầu đến Ba Lan thông qua đường ống Druzhba. Công ty độc quyền đường ống dẫn dầu của Nga Transneft, dầu chảy qua hệ thống dẫn Druzhba sẽ được bơm từ Kazakhstan đến Đức qua Ba Lan, bởi Đức vẫn nhận khối lượng dầu lớn để đảm bảo nguồn cung cho các quốc gia không giáp biển của Liên minh châu Âu (EU).

Theo Bloomberg, sức ép từ lệnh cấm vận của EU đối với Nga ngày càng lớn. Vì vậy, để duy trì doanh thu dầu mỏ, nước này phải liên tục tìm kiếm người mua mới, và tìm cách mở rộng thị trường sang châu Phi. Hiện Nga đang phải phụ thuộc rát nhiều vào Trung Quốc và Ấn Độ để bán được hàng.

Khối lượng dầu thô trên các tàu hướng đến Trung Quốc và Ấn Độ - cộng với dòng chảy nhỏ hơn đến Thổ Nhĩ Kỳ và số lượng trên các tàu chưa cho thấy điểm đến cuối cùng - đã tăng trong khoảng thời gian bốn tuần, lên mức trung bình 3.27 triệu thùng/ngày. Tổng khối lượng dầu xuất khẩu trên đường biển của Nga duy trì ổn định quanh mức 3.6 triệu thùng/ngày.

Thị trường hiện không quá bi quan về nguồn cung của Nga, ngay cả khi nước này sẽ cắt giảm sản lượng 500.000 thùng kể từ đầu tháng ba, bởi các số liệu về tồn kho dầu cùng các sản phẩm lọc dầu của Mỹ đã tăng rất mạnh trong các tuần gần đây. Các nhà phân tích cũng tin rằng Mỹ có thể bù đắp khoảng trống mà Nga để lại cho các nước châu Âu.

Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ cần theo dõi tin tức từ “Tuần lễ Năng lượng” được tổ chức tại London, Anh. Đây là sự kiện tập hợp quan chức Chính phủ các nước, nhà lãnh đạo cao cấp trong ngành dầu mỏ cung với những nhà đầu tư để thảo luận về các chủ đề như an ninh năng lượng và tài chính, biến đổi khí hậu, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc, xung đột giữa Nga – Ukraine. Những thông tin từ cuộc họp có thể sẽ là chất xúc tác cho thị trường dầu.

Tìm hiểu thêm về sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam thông qua các bài viết sau đây:

Vị thế là gì?
Sản phẩm phái sinh là gì?
Hợp đồng tương lai dầu thô

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA VMEX

Đầu tư hàng hóa
 thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam ( MXV )

Kênh đầu tư chính thống, an toàn, lợi nhuận cao cho phép liên thông với các Sàn giao dịch hàng hoá quốc tế, giao dịch thông qua phần mềm CQG

Comments

Popular posts from this blog

Đánh giá nhanh thị trường toàn cầu: Châu Á, ngày 12/04/2023

Argentina đang phải đối mặt với hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ

Vụ bê bối của Qatar khiến châu Âu đau đầu về khí đốt