Xuất khẩu gạo tiềm ẩn rủi ro phụ thuộc thị trường

 Ngày 21-2, tại TP HCM, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo năm 2022 và bàn phương hướng xuất khẩu gạo năm 2023, với sự tham gia của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sở công thương các tỉnh sản xuất lúa gạo và khoảng 30 doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam.


Theo ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu - Bộ Công Thương, ngành gạo năm qua đã đạt được nhiều thành tựu khi ghi nhận sự tăng trưởng ở tất cả các thị trường. Đáng chú ý, thị trường châu Âu (EU) đã có tăng trưởng mạnh mẽ - lên tới 90,7% so với năm 2021, đạt 172.200 tấn, đạt giá trị gia tăng cao khi chủng loại xuất khẩu chủ yếu là gạo thơm.

Ngoài ra, các DN còn xuất khẩu được gạo hữu cơ và gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng, làm đa dạng chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam và khẳng định được giá trị hạt gạo Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành gạo còn điểm yếu là chưa đa dạng hóa thị trường, phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường trọng điểm. "Từ chỗ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc với gần 50% thị phần, nay gạo Việt Nam chuyển sang phụ thuộc thị trường Philippines với hơn 45% thị phần trong năm qua. Xuất khẩu gạo Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường" - ông Trần Quốc Toản nhận xét.

Năm 2023, Bộ Công Thương dự kiến sản lượng gạo dành cho xuất khẩu còn khoảng 6,5 - 7 triệu tấn và có một số chương trình phát triển thị trường, xúc tiến thương mại tại các thị trường truyền thống và những thị trường mới có tiềm năng như: Anh, Hà Lan, Hồng Kông (Trung Quốc)…

Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ châu Á - châu Phi, thông tin tại thị trường Philippines, thị phần gạo Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu của nước này là 83% nhờ có sản phẩm phù hợp thị hiếu. "Tuy nhiên, thị trường này rất nhạy cảm về giá, nếu gạo Việt Nam chào giá cao, họ có thể chuyển sang nhập khẩu gạo của các nước khác" - ông Nam lưu ý.

Thực tế, trong 2 tháng đầu năm 2023, nhiều thời điểm giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đã tăng cao, đứng đầu thế giới, cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan và Ấn Độ.

Với thị trường thứ 2 là Trung Quốc, ông Nguyễn Phúc Nam đánh giá khi thị trường này mở cửa sau đại dịch COVID-19 sẽ tăng nhập khẩu nhưng sẽ không có thay đổi lớn cho gạo Việt Nam vì nước này có nhiều nguồn nhập khẩu. Ngoài ra, Trung Quốc có nhu cầu cao đối với cám gạo dùng cho thức ăn chăn nuôi, thay thế cho bắp và lúa mì - các DN cần lưu ý khai thác. Đồng thời, các DN cần tăng cường khai thác kênh xuất khẩu trực tuyến - kênh bán hàng hiệu quả tại Trung Quốc.

Tìm hiểu thêm về sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam thông qua các bài viết sau đây:

Vị thế là gì?
Sản phẩm phái sinh là gì?
Hợp đồng tương lai dầu thô

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA VMEX

Đầu tư hàng hóa
 thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam ( MXV )

Kênh đầu tư chính thống, an toàn, lợi nhuận cao cho phép liên thông với các Sàn giao dịch hàng hoá quốc tế, giao dịch thông qua phần mềm CQG

Comments

Popular posts from this blog

Đánh giá nhanh thị trường toàn cầu: Châu Á, ngày 12/04/2023

Argentina đang phải đối mặt với hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ

Vụ bê bối của Qatar khiến châu Âu đau đầu về khí đốt